Trang chủ / Kiến thức / GIỚI THIỆU HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (DDCI)

GIỚI THIỆU HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (DDCI)

Đánh giá năng lực điều hành kinh tế của chính quyền thông qua bộ công cụ đánh giá năng lực điều hành kinh tế của chính quyền các huyện, thị xã, thành phố và địa phương của tỉnh Tuyên Quang; tên gọi tắt là Bộ công cụ DDCI tỉnh Tuyên Quang trên cơ sở thăm dò mức độ hài lòng của nhà đầu tư, doanh nghiệp; là cơ sở để sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu giải pháp để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng năm, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, tồn tại của những lĩnh vực được khảo sát.

Đại biểu phát biểu tại buổi Giới thiệu ứng dụng khảo sát chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2021

Mục tiêu

Khảo sát Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện, thành phố, sở, ban, ngành (DDCI) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nhằm mục đích đánh giá năng lực của chính quyền các huyện, thành phố, sở, ban, ngành trên khía cạnh điều hành kinh tế, tiếp tục thúc đẩy phấn đấu thi đua về chất lượng điều hành kinh tế giữa các sở, ban, ngành, huyện, thành phố; từ đó tạo động lực cải cách một cách quyết liệt, đồng bộ trong việc nâng cao chất lượng giải quyết các công việc, thủ tục hành chính liên quan đến nhà đầu tư, doanh nghiệp; tạo môi trường thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực; qua đó nâng cao sự tin tưởng, quan tâm và đồng tình ủng hộ, tham gia của cộng đồng doanh nghiệp đối với mọi lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Kết quả đạt được từ chỉ số DDCI là một trong những giải pháp mang tính hiệu quả và đồng bộ để cải thiện chất lượng điều hành kinh tế của toàn tỉnh, giúp Tuyên Quang bứt phá trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong những năm tiếp theo.

Yêu cầu

- Kế hoạch phải được cụ thể hoá từ Đề án khảo sát Bộ Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện, thành phố, sở, ban, ngành (DDCI) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; trên cơ sở có sự điều chỉnh, bổ sung từ kết quả đánh giá, rút kinh nghiệm các cuộc khảo sát giai đoạn 2015 - 2020, đảm bảo phù hợp với tình hình, bối cảnh thực tiễn năm 2021.

- Phương pháp xây dựng hệ thống chỉ số và tiêu chí đánh giá DDCI được lựa chọn tương tự các chỉ số thành phần của PCI, trên cơ sở có sự sửa đổi, bổ sung, áp dụng linh hoạt, phù hợp với thực tiễn tại tỉnh; chú trọng về những vấn đề đang được nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh quan tâm về môi trường đầu tư, kinh doanh.

- Việc khảo sát lấy ý kiến phải được thực hiện với nội dung, đối tượng cụ thể, xác định rõ đối tượng lấy ý kiến, đề ra tiêu chí lựa chọn sát với điều kiện thực tế của tỉnh trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid 19; đảm bảo chính xác, khách quan, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trả lời phiếu; phản ánh được tình hình hoạt động cũng như những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đang gặp phải.

- Kết quả khảo sát được tổng hợp, phân tích, đánh giá một cách khoa học, đầy đủ, khách quan, minh bạch để báo cáo lãnh đạo tỉnh; đảm bảo so sánh được chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành và là một trong những tiêu chí để làm cơ sở cho việc đánh giá, xếp loại hằng năm. Đồng thời là căn cứ để các sở, ban, ngành, địa phương tiếp thu ý kiến góp ý của nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, từ đó đề ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả; tiếp tục phát huy những mặt đã làm được và nghiêm túc khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và góp phần nâng cao chỉ số PCI của tỉnh.

Phạm vi và nội dung khảo sát lấy ý kiến

Các doanh nghiệp đang hoạt động, sản xuất kinh doanh, triển khai đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Xây dựng tiêu chí lựa chọn chỉ số thành phần của DDCI tương tự như Bộ chỉ số PCI, nhưng tập trung khảo sát đánh giá các chỉ số thành phần mà tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp, nhà đầu tư; các chỉ số ở thứ hạng chưa cao, cần cải thiện quyết liệt và các chỉ số này có thể quy điểm tương đồng để đánh giá giữa các cơ quan.

Đánh giá về năng lực điều hành của chính quyền các địa phương, lãnh đạo các sở, ban ngành trong thực hiện chức năng nhiệm vụ liên quan đến môi trường đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng sự hài lòng của nhà đầu tư, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Nắm bắt những thông tin, kiến nghị của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh, triển khai đầu tư dự án.

Đề xuất, kiến nghị các giải pháp về cơ chế chính sách của tỉnh, quy trình giải quyết thủ tục hành chính và tinh thần, thái độ của các cấp chính quyền thuộc tỉnh trong giải quyết thủ tục hành chính đối với nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Quy định này quy định Bộ chỉ số và cách thức triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp , ban, ngành, địa phương thuộc tỉnh Tuyên Quang (sau đây gọi tắt là DDCI). 

2. Khảo sát DDCI được đánh giá bởi các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đang hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Sau khi tính toán và lựa chọn mẫu, số lượng, cơ cấu các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được khảo sát sẽ được rút gọn lại để phù hợp với các điều kiện về nguồn lực của Bộ Chỉ số nhưng vẫn đảm bảo tính đại diện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn .

Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. DDCI (viết tắt của Department and District Competitiveness Index) là Bộ chỉ số đánh giá chất lượng năng lực điều hành các sở ban ngành và địa phương thuộc tỉnh. Bộ chỉ số này được xây dựng trên cơ sở ý kiến đánh giá, phản hồi của nhà đầu tư, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã đang đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh về chất lượng điều hành của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố, tỉnh Tuyên Quang. 

2. Đối tượng đánh giá DDCI: là các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã đang nghiên cứu, đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp).

3. Đối tượng được đánh giá DDCI: là các sở, ban, ngành và ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành , tỉnh Tuyên Quang.

Nguyên tắc xây dựng Bộ chỉ số và cách thức triển khai đánh giá DDCI

1. Bộ chỉ số DDCI tỉnh Tuyên Quang được xây dựng và triển khai đảm bảo các nguyên tắc sau: 

a) Chỉ số DDCI được xây dựng dựa trên các nội dung liên quan trực tiếp tới năng lực điều hành và phản ánh được các chức năng, nhiệm vụ thực tế mà các sở, ban, ngành và địa phương đang chịu trách nhiệm đảm nhận; 

b) Chỉ số DDCI phải phản ánh được cảm nhận của các đối tượng điều tra về kết quả xử lý các thủ tục hành chính nói riêng, năng lực và thái độ phục vụ của các sở, ban, ngành và địa phương nói chung. 

2. Việc triển khai đánh giá DDCI phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

a) Đảm bảo lượng hóa các chỉ số, chỉ tiêu; đảm bảo tính đa chiều trong đánh giá; đảm bảo tính thường xuyên liên tục của việc khảo sát, đánh giá;

b) Đảm bảo tính trung thực, công khai, khách quan, công bằng; phản ánh kịp thời, đúng tình hình thực tế kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính của các sở, ban, ngành và địa phương;

c) Được tổ chức định kỳ hàng năm. Kết quả DDCI được công bố, công khai và làm cơ sở để đánh giá công tác thi đua, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của các sở ban ngành và địa phương.

Chương trình Cà Phê Doanh Nhân và Công bố chỉ số DDCI năm 2021

Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh các sở ban ngành và địa phương

Bộ Chỉ số DDCI gồm 12 chỉ số thành phần, 24 tiêu chí đánh giá (trong đó bao gồm 08 chỉ số thành phần chung với 16 tiêu chí đánh giá; 02 chỉ số thành phần đặc thù cho các huyện, thành phố với 04 tiêu chí đánh giá; 02 chỉ số thành phần đặc thù cho các sở, ban, ngành với 04 tiêu chí đánh giá).

Các chỉ số thành phần chung

  1. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin
  2. Văn hóa giao tiếp, cơ sở vật chất khi giải quyết công việc, thủ tục hành chính
  3. Chi phí thời gian khi giải quyết công việc, thủ tục hành chính
  4. Tính năng động
  5. Chi phí không chính thức
  6. Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh
  7. Thiết chế pháp lý
  8. Cạnh tranh bình đẳng

Các chỉ số thành phần đặc thù cho huyện, thành phố

  1. An ninh trật tự
  2. Tiếp cận đất đai

Các chỉ số thành phần đặc thù cho sở, ban, ngành

  1. Hiệu quả xây dựng, tham mưu cho tỉnh các chính sách, quy định, giải pháp về hỗ trợ, phát triển sản xuất, kinh doanh.
  2. Hiệu quả thực thi các văn bản pháp luật.

Nguồn: Báo Tuyên Quang, DDCI tỉnh Tuyên Quang

 

Công ty TNHH MTV Bất động sản và Công nghệ Hải Nam